Cùng The Monest lên kế hoạch Blog Content Calendar trong 12 tháng

Việc lập kế hoạch content cho cả năm là một thử thách lớn, kể cả những Marketer dày dạn kinh nghiệm. Để giúp bạn giảm bớt áp lực, bài viết này sẽ hướng dẫn toàn tập về quy trình phát triển chiến lược content đúng cách, và làm sao để chúng trở nên hấp dẫn với đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.

Tóm tắt bài học:

  • Mọi content nên tập trung chủ yếu vào khách hàng mục tiêu.
  • Có vô số nguồn tài nguyên miễn phí có khả năng hỗ trợ trong việc xác định keyword, phát triển danh sách các chủ đề (topic) có liên quan, và nhận biết những gì khách hàng đang tìm kiếm trong lĩnh vực của doanh nghiệp.
  • Đa dạng hóa content (như các bài viết trên blog, infographic, podcast,…) là điều quan trọng cho sự thành công của một chiến lược Content Marketing.

Content calendar là gì?

Content calendar sẽ giúp cho bạn lập kế hoạch, sắp xếp và lên lịch nội dung một cách hiệu quả hơn. Bạn có thể tạo content calendar bằng Excel, Google Sheets, note trong lịch, app về content calendar như CoSchedule, hoặc công cụ quản lý dự án như Trello.

Content calendar

Hình 1: Ví dụ về một content calendar (Nguồn: CoSchedule)

Vai trò của Content Marketing

Khi làm Content Marketing bạn luôn cần đặt câu hỏi “Tại sao?”. Bằng cách ưu tiên đáp ứng nhu cầu của người mua, bạn có thể đưa ra giải pháp phù hợp cho những vấn đề mà họ gặp phải.

Ngày nay, với khả năng truy cập Internet dễ dàng, người tiêu dùng hoàn toàn kiểm soát được thông tin và tìm ra đâu là sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất. Có thể thấy, họ có khả năng quản lý được hành trình mua hàng của bản thân.

Là một Content Marketer, nhiệm vụ của chúng ta là tạo ra content gây được sự thu hút và hấp dẫn đối với người dùng mục tiêu. Content cần phải tạo dựng được lòng tin, chia sẻ được thông tin cụ thể về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, và cuối cùng là khiến khách hàng tiềm năng mua hàng.

Cách xây dựng content calendar hiệu quả cho blog và những định dạng khác về content

Để phát triển content calendar hiệu quả trong vòng 12 tháng, bạn cần phải thiết lập mục tiêu, nhận diện đâu là điều khách hàng muốn hướng đến và hiểu rõ hành trình mua của họ. Chỉ khi đó, bạn mới có thể xác định, lập kế hoạch, và sắp xếp các topic và định dạng content phù hợp nhất để thu hút khán giả mục tiêu.

The Monest đề xuất 7 bước sau nhằm xây dựng được một content calendar theo hướng SEO.

1. Xác định mục tiêu

Đa phần các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu là thu hút nhiều khách hàng hơn và cải thiện ROI. S.M.A.R.T. là yếu tố được các Marketer sử dụng để vạch ra những mục tiêu Content Marketing cụ thể và hiệu quả nhất.

Mục tiêu S.M.A.R.T

Hình 2: Mục tiêu S.M.A.R.T (Nguồn: Indeed)

Chiến lược Content Marketing phải giải quyết được từng vấn đề của người tiêu dùng trong 3 giai đoạn của hành trình mua hàng: Nhận biết – Cân nhắc – Ra quyết định. Ngoài ra, trong kế hoạch Marketing, bạn cũng nên bổ sung cả chiến lược giữ chân khách hàng hiện tại của doanh nghiệp.

  • Đầu phễu (TOFU)/ giai đoạn Nhận biết: Ở giai đoạn này, bạn nên tập trung vào việc thu hút khách hàng mới. Content phải hữu ích, dễ liên tưởng và dễ chia sẻ (tránh đề cập đến các sản phẩm/ dịch vụ cụ thể). Hãy đưa ra lời khuyên cho người dùng có liên quan đến những thắc mắc của họ, và tập trung vào việc giúp họ nắm được kiến thức liên quan đến lĩnh vực của doanh nghiệp.
  • Giữa phễu (MOFU)/ giai đoạn Cân nhắc: Người tiêu dùng đã dần quen thuộc và bắt đầu tin tưởng thương hiệu của bạn. Họ có thể theo dõi doanh nghiệp trên social media hoặc đăng ký nhận bản tin. Chính vì vậy, ở giai đoạn thứ hai, bạn cần duy trì xây dựng niềm tin thương hiệu với khách hàng.
  • Cuối kênh (BOFU)/ giai đoạn Ra quyết định: Trong giai đoạn này, doanh nghiệp đã giành được sự tin tưởng từ khách hàng và họ dễ dàng mua hàng hơn. Vậy nên, bạn cần cung cấp content chuyên về sản phẩm dựa trên những gì khách hàng thật sự đang tìm kiếm.

Hành trình mua của khách hàng

Hình 3: Hành trình mua của khách hàng (Nguồn: Hotjar)

Dù cho người tiêu dùng đã mua hàng xong, tuy nhiên hành trình bán hàng vẫn chưa kết thúc. Lúc đó, nhiệm vụ của bạn là tạo content nhằm thu hút lại khách hàng cũ và khách hàng hiện tại. Mục tiêu là giành được lòng trung thành và duy trì sự tương tác giữa họ với doanh nghiệp.

Trong hành trình trải nghiệm của khách hàng, tuy tất cả giai đoạn đều quan trọng, nhưng đa phần content phải tập trung hướng đến 2 giai đoạn đầu. Nguyên nhân là gì? Ở giai đoạn Nhận thức và Cân nhắc, bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để xây dựng niềm tin và độ uy tín thương hiệu.

Theo nghiên cứu của MIG – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ về content, khoảng 100 người mua đều quan tâm những thông tin có thể “kích hoạt” hành trình mua hàng của họ. Ví dụ, content ở TOFU/MOFU bao gồm các bài đăng trên blog giáo dục, câu chuyện thương hiệu và bài viết về tư duy lãnh đạo.

Như vậy, lượng khán giả có được nhiều nhất là ở đầu kênh. Đến các giai đoạn tiếp theo, khi content ngày càng đi sâu vào vấn đề sản phẩm/ dịch vụ nhằm loại bỏ những người không thật sự tiềm năng, khán giả của bạn sẽ giảm dần. Kết quả, những người ở BOFU có nhiều khả năng trở thành khách hàng trung thành nhất. Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên tập trung vào chất lượng hơn số lượng.

2. Tiến hành nghiên cứu keyword

Bước đầu tiên trong việc hình thành ý tưởng content là tạo một list các câu hỏi và topic mà mọi người quan tâm (liên quan đến lĩnh vực của bạn). Bạn có thể thu thập feedback của khách hàng thông qua các đại lý, bởi những phản hồi này cũng được xem như lời chứng minh rõ ràng nhất, phản ánh những điều họ mong muốn doanh nghiệp đáp ứng.

Ngoài ra, một cách đơn giản hơn là tìm kiếm thông tin trên Internet. Dưới đây là một số công cụ Content Marketing có thể hỗ trợ bạn trong quá trình phát triển topic cụ thể cho kế hoạch content.

Google

Đầu tiên, bạn nhập keyword vào thanh tìm kiếm của Google. Lúc này, tính năng tự động điền của hệ thống sẽ hiển thị những gì mọi người thường nhập nhất trên thanh tìm kiếm.

Ví dụ, chúng tôi nhập “marketer là” và Google sẽ hiển thị những vấn đề mà nhiều người đang quan tâm đến.

 

Tính năng tự động điền của Google

Hình 4: Tính năng tự động điền của Google

Bên cạnh đó, hãy chú ý đến tab “Tin tức” trên Google. Thông qua các bài viết về sự kiện, bạn sẽ hình dung được phần nào keyword mà các website đang sử dụng để nhắm mục tiêu.

Google Trends

Google Trends thể hiện mức độ phổ biến của các cụm từ tìm kiếm khác nhau theo thời gian nhất định. Đây được xem là một giải pháp hữu ích để bước đầu xác định keyword dựa trên khối lượng tìm kiếm tương đối của chúng. Hãy so sánh 2-3 cụm từ tương tự nhằm kết luận đâu là cụm từ mà mọi người quan tâm.

Google Trends

Hình 5: Google Trends cho thấy xu hướng của keyword tại một thời điểm nhất định

AnswerThePublic

AnswerThePublic là một trong những nguồn miễn phí hữu ích dành cho các Content Marketer. Dựa vào dữ liệu từ Google, hệ thống sẽ xác định, phân loại và cho ra các câu hỏi mà mọi người thắc mắc xoay quanh keyword cụ thể. Hơn thế nữa, bạn có thể dễ dàng lọc những kết quả không liên quan và download dữ liệu dưới dạng file .csv.

Kết quả từ Answer The Public

Hình 6: Kết quả từ AnswerThePublic

BuzzSumo

Với BuzzSumo, chỉ cần bạn nhập bất kỳ website hoặc keyword nào, hệ thống sẽ trả kết quả những nội dung hấp dẫn độc giả nhất. Chính vì những đặc điểm trên, các Marketer sử dụng BuzzSumo để lập content calendar, đồng thời nghiên cứu dữ liệu của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, công cụ chỉ cung cấp bản trial miễn phí trong 30 ngày.

Mô phỏng về hoạt động của BuzzSumo

Hình 7: Mô phỏng về hoạt động của BuzzSumo

Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là công cụ “quốc dân” để xác định keyword cho SEO. Hệ thống sẽ cung cấp danh sách các keyword (bao gồm cả ngắn và dài), và bạn có thể dễ dàng download để tùy chỉnh thông tin theo ý muốn.Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết những bước để nghiên cứu từ khóa trong bài viết này nhé. Ngoài ra, nếu như bạn gặp khó khăn khi lần đầu tiếp xúc với những công cụ này hãy liên hệ đến dịch vụ SEO của MangoAds, chúng tôi sẽ thay bạn thực hiện điều đó.

3. Nghiên cứu để chọn ra keyword có liên quan

Sau khi tìm ra được keyword để làm ý tưởng cho topic bài viết, tiếp theo, bạn cần thu hẹp danh sách keyword có liên quan nhất với doanh nghiệp và đối tượng mục tiêu.

Ví dụ, bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về keyword “film transfer” – một dịch vụ chuyển đổi phim cũ sang DVD và các định dạng digital khác. Một quy trình cơ bản để sàng lọc keyword như sau:

  • Sử dụng Google Keyword Planner, ở phần “Tìm kiếm từ khóa mới bằng cách sử dụng cụm từ, website hoặc danh mục”, hãy nhập một keyword có liên quan nhất.
  • Sau đó, trích xuất tất cả keyword có liên quan đến đối tượng mục tiêu và chiến lược content. Hãy sử dụng tính năng “Thêm vào kế hoạch” (Add to plan) để lưu lại keyword.

Sử dụng “Add to plan” để lưu keyword
Hình 8: Sử dụng “Add to plan” để lưu keyword

  • Kiểm tra lại lần nữa các ý tưởng keyword, lựa chọn những cụm từ có ý nghĩa quan trọng và liên quan nhất, rồi thêm chúng vào kế hoạch content. Bạn có thể xem dữ liệu về xu hướng tìm kiếm hàng năm bằng cách click vào biểu tượng biểu đồ thanh bên cạnh mỗi keyword.
  • Dựa vào các dữ liệu xu hướng, bạn tiến hành tạo content calendar. Ngoài ra, hãy nghiên cứu thời điểm mọi người tìm kiếm dữ liệu nhiều nhất để lên lịch bài viết vào khung thời gian tương ứng.

biểu đồ để xem xu hướng tìm kiếm

Hình 9: Click vào biểu tượng biểu đồ để xem xu hướng tìm kiếm

  • Trong ví dụ này, keyword “film transfer to DVD” có lượng tìm kiếm cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 11 – tháng 1 năm sau.
  • Bạn có thể tạo danh mục các keyword có liên quan. Điều này sẽ giúp dữ liệu được sắp xếp một cách khoa học, thuận tiện cho việc phân tích để sử dụng sau này.
  • Sau khi đã thu thập và phân nhóm các từ khóa, bước tiếp theo là download dữ liệu thành dạng sheet để sắp xếp chúng vào trong content calendar. Trước khi download, hãy lưu ý chọn “Phân chia theo tháng”. Lúc này dữ liệu sẽ bao gồm cả khối lượng tìm kiếm hàng tháng, hỗ trợ bạn trong việc phân tích xu hướng tìm kiếm.
  • Bạn cũng có thể lựa chọn “Lưu vào Google Drive” nếu bạn muốn làm việc online trên Google Sheets.

Download dữ liệu

Hình 10: Download dữ liệu

4. Định dạng sheet chứa dữ liệu keyword

Khi bạn mở sheet, có những thông tin đa phần không cần thiết sử dụng. Chính vì vậy, bạn nên định dạng lại sheet chỉ chứa dữ liệu hiệu quả nhất có thể và loại bỏ những cột không quan trọng.

Không có một công thức chung về việc nên sắp xếp dữ liệu thế nào là phù hợp. Điều này còn phụ thuộc vào nhu cầu của bạn để định dạng sheet theo cách dễ hiểu nhất. Nhìn chung, một sheet chứa dữ liệu keyword hàng tháng có thể tương tự như hình bên dưới.

Sheet hiển thị thông tin về keyword hàng tháng

Hình 11: Sheet hiển thị thông tin về keyword hàng tháng

5. Xem lại keyword để xác định “trend”

Tại sao bạn nên quan tâm đến những keyword theo “trend”? Có như vậy, bạn mới xác định được đâu là topic có liên quan, truyền cảm hứng với người dùng mục tiêu.

Ở hình ảnh dưới đây, chúng tôi đã lựa chọn một số keyword có thể sử dụng để tạo các topic Content Marketing được khách hàng mục tiêu quan tâm.

Lựa chọn những keyword phù hợp nhất

Hình 12: Lựa chọn những keyword phù hợp nhất

Tiếp đến, chúng tôi xem xét biến động từng tháng của các keyword trên, và đánh dấu những tháng có lượng tìm kiếm cao nhất để tối đa hóa tiềm năng lượng traffic SEO vào đúng thời điểm xuất bản content đó.

6. Xác định lịch đăng bài (Publishing schedule)

Trước khi bắt tay vào xây dựng content calendar, bạn cần có lịch đăng bài. Một chiến dịch Content Marketing thành công cần đảm bảo yếu tố về sự nhất quán.

Mục tiêu đăng bài trên blog nên ít nhất là 1-2 bài/ tuần. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào quy mô, mục tiêu và ngành kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, theo quy luật chung, càng đăng bài trên blog thường xuyên, bạn càng có xu hướng nhận được nhiều lượng traffic và conversion hơn.

Xác định mục tiêu viết bài

Hình 13: Xác định mục tiêu viết bài để đưa ra tần suất đăng bài phù hợp

Tùy thuộc vào nguồn lực và khả năng hiện có của doanh nghiệp, hãy chọn tần suất viết blog mà bạn có khả năng thực hiện trong dài hạn, để thấy được kết quả tích cực theo thời gian. Bạn cần đưa ra cụ thể deadline cho từng giai đoạn của quy trình viết: Phác thảo, Bản draft đầu tiên, Chỉnh sửa và Ngày đăng bài. Ngoài ra, hãy luôn update và lên lịch kịp thời các bài viết cũ để các thông tin không bị lỗi thời. Có một điều bạn nên lưu ý rằng, lượng traffic sẽ tăng theo cấp số nhân kể từ thời điểm đăng bài.

Việc thiết lập một quy trình rõ ràng từ trước còn cho phép các thành viên trong nhóm làm việc trước kế hoạch.

7. Xây dựng và tổ chức content calendar của bạn

Bước tiếp theo, bạn chọn loại định dạng content phù hợp với topic, nguồn lực kinh doanh và đối tượng mục tiêu. Như chúng tôi đã đề cập ở phần trên, hành trình mua hàng có thể hỗ trợ bạn trong việc xác định loại content nào hiệu quả nhất trong từng giai đoạn.

Dưới đây là danh sách một số loại content mà bạn có thể tham khảo:

  • Bài viết về cách làm
  • Bài viết dạng list
  • Case study
  • Infographic
  • Podcast
  • Video
  • Phỏng vấn
  • Phản hồi của khách hàng
  • Content mang tính tương tác (như khảo sát ý kiến, đố vui, trắc nghiệm tính cách,…)
  • Ebook
  • Checklist

Sau khi hình dung sơ bộ nên chọn loại content nào, bạn tiến hành chọn một công cụ để xây dựng content calendar. 2 phương án được nhiều Content Marketer lựa chọn nhất là Google Sheets và Trello, giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ công việc.

Google Sheets

Ưu điểm nổi bật của Google Sheets là nó dễ dàng chia sẻ, cập nhật và chỉnh sửa. Các trường gợi ý như topic, các định dạng content khác nhau, thông tin chi tiết ngắn gọn về dự án, keyword mục tiêu, persona và CTA.

Bạn nên thiết lập content calendar cụ thể để hiểu rõ mục đích của từng content mà bạn muốn triển khai. Tối thiểu nên bao gồm các thành phần chính sau:

  • Topic
  • Tiêu đề công việc
  • Định dạng content
  • Keyword mục tiêu
  • CTA hoặc những ưu đãi mà bạn muốn người đọc nhấp vào
  • Deadline
  • Người phụ trách

Bạn có thể chia nhỏ content calendar theo tuần, tháng hoặc theo topic. Điều này còn phụ thuộc vào số lượng bài viết của bạn. Bạn cũng có thể kết hợp bổ sung kế hoạch social media, nhằm xem xét phân phối bài viết ở những kênh nào, và có cần chạy quảng cáo trên những kênh đó hay không.

Trello

Trello cung cấp đa dạng mẫu để bạn lựa chọn, bao gồm mẫu chuyên dành cho content calendar. Với công cụ này, bạn có thể thêm các quy tắc làm việc cho nhóm, sử dụng các nhãn phân theo màu cho các danh mục khác nhau, và xây dựng quy trình làm việc của bạn trực tiếp trên đó.

Giao diện quản lý công việc trên Trello

Hình 14: Giao diện quản lý công việc trên Trello

Hy vọng khi đọc đến đây, bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn với quy trình lập một content calendar dài hạn. Nếu như bạn có nhu cầu xây dựng một Content Calendar hoàn chỉnh từ đầu đến cuối mà không mất nhiều công sức hãy để The Monest đồng hành cùng bạn.

 

Nếu bạn đang tìm một nơi uy tín và kinh nghiệm để có thể thiết kế logohệ thống bộ nhận diện thương hiệu và thiết kế chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mình một cách nghệ thuật và ấn tượng, thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0938 835 856, hoặc để lại thông tin và yêu cầu của bạn, bộ phận tư vấn của THE MONEST sẽ liên hệ lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc cho bạn nhé!

visit our sns