Bật mí các tips tạo chiến dịch Email Marketing thành công

Bạn đang sử dụng Email Marketing và mong muốn cải thiện kết quả hiện tại của mình? Trong bài viết hôm nay, The Monest sẽ chia sẻ những điều cơ bản về Email Marketing, đồng thời hướng dẫn quy trình tạo chiến dịch email marketing hiệu quả.

Khái niệm và tầm quan trọng của Email Marketing

Hiện nay có rất nhiều loại hình giao tiếp, song email vẫn là kênh tương tác chính giữa doanh nghiệp với khách hàng. Thông qua email, bạn có thể chuyển đổi các subscriber thành người mua hàng. Sau đó, cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhằm tạo lòng trung thành với thương hiệu.

Email Marketing là một trong những kênh hiệu quả nhất để giữ chân khách hàng. Theo Bain & Company, “đối với dịch vụ tài chính, tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng 5% dẫn đến lợi nhuận tăng hơn 25%”. Mối tương quan này đúng trong cả ecommerce và SaaS – hai lĩnh vực cần nhiều đến Email Marketing.

Hình 1: Email Marketing giúp giữ chân khách hàng hiệu quả

Hình 1: Email Marketing giúp giữ chân khách hàng hiệu quả

Lập kế hoạch cho chiến dịch email marketing như thế nào?

Trước khi bắt đầu tạo chiến dịch, bạn nên đáp ứng một số vấn đề sau:

  • Mục tiêu tạo email là gì?
  • Người nhận là ai?
  • Họ sẽ nhận được lợi ích gì từ email của bạn? (lý do họ muốn đọc email)

Sau khi trả lời những câu hỏi trên, bạn sẽ xác định được loại chiến dịch email phù hợp. Email có thể được chia thành hai nhóm lớn:

  • Email giao dịch (transactional email) – là email kích hoạt theo sự kiện, được gửi đến một người dùng tại một thời điểm sau khi họ tương tác với app hoặc dịch vụ của bạn. Ví dụ: xác nhận tài khoản, email chào mừng, đặt lại mật khẩu, xác nhận đơn hàng, tin nhắn thanh toán, lời nhắc, email giỏ hàng bị bỏ quên,…)
  • Email theo hướng Marketing (còn gọi là email hàng loạt) – là dạng email được gửi dựa trên database của bạn. Ví dụ: newsletter, ưu đãi đặc biệt, khuyến mãi, cập nhật sản phẩm,…)

Ví dụ về email marketing hàng loạt

Hình 2: Ví dụ về email marketing hàng loạt

Sự phân chia như trên đều mang mục đích Marketing, xây dựng thương hiệu và thậm chí là bán hàng. Ví dụ, email chào mừng là rất cần thiết, lời nhắc nhở cũng có thể được sử dụng để kêu gọi người dùng nâng cấp phiên bản, hoặc email giỏ hàng bị bỏ quên tạo ra gần 30% doanh thu cho ecommerce.

Có thể thấy, email là yếu tố không thể thiếu trong chiến lược Marketing và sản phẩm. Vì vậy, bạn cần trau chuốt về thương hiệu, template email và thông điệp truyền tải.

Cách tạo các chiến dịch email marketing

Việc tạo chiến dịch email marketing bao hàm hai vấn đề chính: tạo template email và quản lý số lượng người nhận email. Với template cho email, bạn có thể tự làm tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, The Monest khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ Email Marketing chuyên nghiệp để quản lý database và gửi email giúp bạn.

Dịch vụ Email Marketing

Để lựa chọn dịch vụ Email Marketing tương ứng với nhu cầu, bạn nên xác định đâu là công việc mà hệ thống cần thực hiện thay bạn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều công cụ để bạn lựa chọn, từ phần mềm gửi email hàng loạt Sendblaster, đến Marketing automation, CRM và Saas quản lý người dùng như Hubspot.

The Monest sẽ chia sẻ một số công cụ phổ biến sau đây.

AWeber

website cung cấp dịch vụ email marketing

Hình 3: Giao diện của AWeber

AWeber cung cấp giải pháp Email Marketing đơn giản nhưng hiệu quả, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ. Các tính năng chính của AWeber bao gồm:

  • “Drag and drop” và trình chỉnh sửa template HTML.
  • Phân đoạn các subscriber.
  • Email Automation.
  • A/B testing.
  • Đăng ký form.
  • Theo dõi và phân tích email.

Phụ thuộc vào số lượng subscriber mà dịch vụ của AWeber có mức giá khởi điểm từ $19/tháng. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng free 30 ngày trước khi đưa ra lựa chọn.

Sendinblue

Nếu bạn là Marketer hoặc sales manager, bạn nhất định không nên bỏ qua Sendinblue – một dịch vụ email hàng loạt. Hệ thống cung cấp bảng phân tích tổng quan chuyên sâu, cùng hàng loạt các template đa tính năng cho newsletter, transactional email,…

website cung cấp dịch vụ email marketing

Hình 4: Giao diện của Sendinblue

Một số chức năng nổi bật phải kể đến như:

  • Tự động thực hiện Email Marketing, chiến dịch SMS và live chat với khách hàng.
  • CRM tích hợp để tăng mức độ cá nhân hóa.
  • Phân đoạn các subscriber.
  • Nhiều template sẵn có cho newsletter, transactional email và nhiều thể loại content khác.
  • Trình thiết kế form đăng ký.
  • Chạy quảng cáo trong luồng trên Facebook.

Mailchimp

Mailchimp là công cụ “quốc dân” cho Email Marketing

Hình 5: Mailchimp là công cụ “quốc dân” cho Email Marketing

Mailchimp là một nền tảng Marketing all-in-one và bao gồm những công cụ sau:

  • Trình tạo chiến dịch email.
  • Email Automation.
  • Phân tích thời gian thực.
  • Marketing CRM.
  • Trình tạo website và landing page.
  • Digital ads.

Mailchimp cung cấp gói free gồm một số tính năng cơ bản. Còn những gói trả phí bắt đầu từ $14,99/tháng và tùy thuộc vào số lượng subscriber.

Constant Contact

website cung cấp dịch vụ email marketing

Hình 6: Constant Contact tập trung chính vào ecommerce

Tương tự như Mailchimp, Constant Contact cũng cung cấp tập hợp nhiều tính năng cho Email Marketing, và chủ yếu tập trung vào ecommerce:

  • Trình chỉnh sửa template dưới dạng “drag and drop”.
  • Quản lý các liên hệ.
  • Theo dõi và phân tích email.
  • Marketing Automation.
  • Tích hợp và tự động hóa ecommerce.
  • Tích hợp với chatbot.
  • Quảng cáo Google, Facebook và Instagram.

Bảng giá của Constant Contact dựa trên số lượng địa chỉ liên hệ. Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp 2 gói là “email” từ $20/tháng, và “email pro” với mức giá từ $45/tháng. Cả hai gói này đều có bản free trial trong 30 ngày.

Sendgrid

website cung cấp dịch vụ email marketing

Hình 7: Giao diện của Sendgrid

Đặc biệt dành cho Marketer và developer, Sendgrid cung cấp các công cụ Email Marketing và API email như sau:

  • Email Automation.
  • Thiết kế email và template.
  • Thống kê email.
  • Dịch vụ API web và SMTP.
  • Transactional email.
  • Email xác thực.
  • Quảng cáo Google, Facebook và Instagram (đang trong giai đoạn Beta).

Chi phí dịch vụ của Sendgrid khá phức tạp. Chúng không chỉ phụ thuộc vào số lượng địa chỉ liên hệ mà còn cả loại dịch vụ bạn lựa chọn. Ví dụ, các kế hoạch chiến dịch Marketing bắt đầu từ $15/tháng. Còn gói free sẽ dành cho nhu cầu ít hơn.

Cả 5 công cụ trên đều cung cấp những chức năng tương tự cho Email Marketing, nhưng vẫn có sự chuyên biệt cụ thể. Vì vậy, bạn hãy xác định mình cần những tính năng nào, tìm hiểu kỹ về từng công cụ, so sánh giá cả và xem bản demo sản phẩm. Các hoạt động này sẽ giúp bạn lựa chọn được công cụ tương ứng với nhu cầu nhất.

Các template email marketing

Đa phần các công cụ Email Marketing sẽ cung cấp trình tạo template email tích hợp sẵn và tùy chỉnh. Điều này đồng nghĩa bạn có thể tự viết mã HTML, sử dụng công cụ template hoặc template email của bên thứ ba.

Xu hướng thiết kế có thể thay đổi theo thời gian, nhưng bạn cần đảm bảo cấu trúc email phù hợp và content trực quan, giúp người nhận hiểu rõ thông điệp và liên tưởng đến thương hiệu. Trong trường hợp bạn thực hiện Content Marketing toàn cầu và email đa ngôn ngữ, hai yếu tố trên càng đóng vai trò quan trọng.

Cấu trúc Email marketing

Tùy thuộc vào loại và mục đích của từng chiến dịch mà lựa chọn những template khác nhau. Nhưng nhìn chung, mỗi email phải đảm bảo đầy đủ một số yếu tố sau đây.

Header thông điệp của email: Thực tế, header không phải thành phần quan trọng trong template, nhưng lại cần thiết với cấu trúc email. Header bao gồm email người gửi, email người nhận và dòng subject. Một email được mở hay không sẽ phụ thuộc vào header, nên bạn cần đặc biệt chú ý điều này. Với email client, email có trở thành spam hay không một phần phụ thuộc vào header.

Hình 8: Header thông điệp hiển thị trong hộp thư đến của Gmail

Hình 8: Header thông điệp hiển thị trong hộp thư đến của Gmail

Template header của email: Trước tiên là title với mục đích thu hút sự chú ý của người đọc, thiết lập mối liên hệ với thương hiệu và diễn giải lý do bạn truyền tải thông điệp. Yếu tố tối thượng trong template header chính là logo công ty. Tùy thuộc vào loại email được lựa chọn, một header có thể bao gồm mẫu thiết kế theo phong cách thương hiệu, title ngắn gọn, và nút điều hướng website đơn giản (điều này thường được áp dụng với ecommerce).

website cung cấp dịch vụ email marketing

Hình 9: Ví dụ về template header bao gồm logo, điều hướng website và title

Content cho email: Là phần quan trọng để truyền tải thông điệp, content cho email không thể chuẩn hóa hoặc sắp xếp theo một công thức nhất định. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo content nhưng cần đảm bảo thông điệp rõ ràng, không bị mờ nhạt do quá nhiều element thiết kế. Bạn có thể sử dụng hình ảnh, GIF, video, text,… Ngoài ra, để người nhận thực hiện những hành động như đọc blog post, xem đề xuất trên trang cửa hàng online, nâng cấp gói đăng ký,…, bạn nên bổ sung một nút CTA.

ví dụ về content của email marketing

Hình 10: Nội dung email tươi sáng bằng ảnh GIF

Footer của email: Đối với Email Marketing, bạn cần thêm nút “Hủy đăng ký” ở phần footer. Ngoài ra, bạn phải trình bày rõ ràng về công ty và lý do doanh nghiệp gửi email. Ví dụ: “Bạn nhận được email này vì bạn đã đăng ký nhận bản tin của chúng tôi”. Đa phần đây là những yêu cầu của GDPR (Quy định chung về bảo vệ dữ liệu). Những yếu tố bên lề khác thì không bắt buộc. Thông thường, chữ ký email cũng được xem là footer. Ngoài ra, cuối email thường chứa các nút social media và đề xuất feedback.

Nếu bạn đang tìm một nơi uy tín và kinh nghiệm để có thể thiết kế logohệ thống bộ nhận diện thương hiệu và thiết kế chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp mình một cách nghệ thuật và ấn tượng, thì hãy liên lạc ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0938 835 856, hoặc để lại thông tin và yêu cầu của bạn, bộ phận tư vấn của THE MONEST sẽ liên hệ lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc cho bạn nhé!

visit our sns